-
- Date
-
- Posted by
- hiqvinaadmin
-
- Comments
- 0
-
- Category
- Tin tức
Thi công nở sắt là giải pháp hiệu quả để kết nối và lắp đặt giá treo đồ vật trên tường, đảm bảo tính cố định và chịu lực cao cho các công trình xây dựng.
1. Nở sắt là gì?
Nở sắt hay còn gọi là bulong nở sắt, dùng để kết nối với tường lắp đặt giá treo các vật dụng một cách cố định vĩnh viễn.
Nở sắt còn có các tên gọi như, nở rút sắt, nở rút thép, tắc kê sắt, tắc kê rút… là loại bu lông được thiết kế cấu tạo đặc biệt, có khả năng chịu lực và chịu tải rất tốt, bu lông nở có bộ phận giãn được gọi là áo nở nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các kết cấu hoặc giữa kết cấu khung với thành bê tông công trình.
Nở sắt có hình dạng tròn, thân bu lông bên ngoài có bộ phận giãn gọi là áo nở, bu lông nở rất đa dạng về kích thước, được thiết kế sản xuất phù hợp với từng mục đích và nhu cầu sử dụng, mỗi 1 bộ bu lông nở gồm có 01 bu lông, 01 áo nở, 1 long đen phẳng, 1 long đen vênh và có từ 1-2 đai ốc (ê cu), tùy vào điều kiện làm việc và chịu tải.
Vật liệu cấu tạo của nở sắt : thép các-bon, inox 201, inox 304…
2. Quy trình thi công nở sắt truyền thống:
Bước 1: Chuẩn bị
Ta cần chuẩn bị các công cụ sau:
– Bu lông nở sắt với kích thước phù hợp với liên kết chuẩn bị lắp ghép. Ngoài ra, bu lông cần phải có cấp bền đáp ứng được độ chịu lực của liên kết.
– Máy khoan
– Búa (hay các vật dụng có tác dụng như búa)
Bước 2: Khoan tường, bê tông với đường kính lỗ khoan và chiều sâu của lỗ phù hợp với bu lông nở sắt đã chuẩn bị.
Bước 3: Sử dụng búa để đóng bu lông nở sắt vào lỗ đã khoan.
Bước 4: Gắn kết cấu lên bu lông nở sắt và siết
3. Quy trình thi công nở sắt tiêu chuẩn:
Bước 1: Khoan lỗ phù hợp với kích thước kỹ thuật về chiều sâu và đường kính lỗ, đường kính lỗ là thông số quan trọng nhất khi khoan lỗ, vì vậy phải đặc biệt chú ý đường kính khi khoan lỗ phải lựa chọn mũi khoan có đường kính phù hợp. Về chiều sâu lỗ thì có khoan quá một chút cũng không có vấn đề gì.
– Bước 2: Sau khi thực hiện khoan lỗ ta nên vệ sinh lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dùng. Đảm bảo phoi bê tông, tường gạch được loại trừ sạch khỏi lỗ.
– Bước 3: Kế đến ta đưa bu lông nở inox vào lỗ và điều chỉnh nó sao cho tắc kê nở vuông góc thẳng 90 độ, không cong vênh quá, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
– Bước 4: Đóng tắc kê nở bằng dụng cụ chuyên dụng cho đến khi hết kịch lỗ khoan sau đó cố định với vật liên kết và siết đai ốc.
– Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại bu lông nở inox 304 sao cho chính xác với yêu cầu.
Chú ý: nhớ vệ sinh sạch mùn bê tông, gạch sau khi khoan lỗ xong để việc đóng nở được dễ dàng hơn..
4. So sánh khả năng chịu lực của hai phương pháp
Để đánh giá khả năng chịu lực của nở sắt với 2 phương pháp thi công trên, chúng ta có thể theo dõi bài test trong video dưới đây:
5. Lựa chọn phương pháp phù hợp:
Với phương pháp truyền thống, quá trình thi công có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí cho dụng cụ chuyện dụng. Nhưng với phương pháp thi công tiêu chuẩn, khả năng chịu lực gia tăng đáng kể. Chính vì vậy, tùy vào điều kiện thực tế, các đơn vị thi công nên lựa chọn phương pháp hợp lý để thi công nở sắt.